Hotline liên hệ
0975028148

Bản Di Chúc Của Bác Hồ Bằng Tranh Đá Quý Và Những Câu Chuyện Chưa Từng Kể Trước Đây

MSP: BH0010
Giá: 5,500,000 VNĐ
Tình trạng:
Còn hàng
Kích thước:
75 x 1m05
Lời đầu tiên cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành tới quý vị các bạn đã yêu mến, trân trọng tìm hiểu, nghiên cứu về vị Chủ tịch vĩ đại nhất trong lịch sử nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đó là Bác Hồ kính yêu. Qua những câu chuyện chưa từng được kể xen với từng bức tranh đá quý khắc họa chân thực nhất hình ảnh lãnh tụ tối cao của đồng bào ta. Những bút tích trong bản di chúc của Bác, đến những hình ảnh trong bức tranh đá quý cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất chân thực. Hoặc những câu chuyện sống động từ cố thủ tướng Phạm Văn Đồng kể về Bác thật lòng không thể cầm được nước mắt vì thương Bác.

 

Bút tích Bản di chúc của Bác Hồ bằng tranh đá quý cực kì chi tiết và sắc nét

Tranh di chúc lời bác dặn trước lúc đi xa
Bản di chúc của Bác Hồ bằng tranh đá quý sắc nét đến từng chi tiết
Bút tích của bác ghi lại bản di chúc, được ký tên Hồ Chí Minh. Ghi rõ ngày 15 tháng 5 năm 1965. ( những dòng mực đỏ là Bác chữa lại rất cẩn thận sau này ).

Đây là bản chữa nhiều nhất ( lúc Bác 78 tuổi năm 1968 và đến 1 năm sau thì Bác ra đi).

Đó là một điều kín đáo gửi tới toàn Đảng một thông điệp là suốt đời học tập, làm theo di chúc của Bác. Lấy ngày Bác viết xong di chúc để ban hành chỉ thị số 05 của Bộ chính trị khóa XII. Là để toàn Đảng, toàn dân học theo Bác.

Bác còn viết sẵn một dòng chữ viết tay ở bên trái : “ Chứng kiến của Bí thư thứ nhất ban chấp hành Trung Ương”. ( Tức là cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn 1907-1986). Được Bác mời đến ký một chữ ký chứng kiến. Còn giữ bản di chúc này là đồng chí Vũ Kỳ ( tên thật là Vũ Long Chuẩn), ông chính là vị thư ký đặc biệt của Bác.
chân dung bác hồ và ông vũ kỳ thư kí của bác

Điều đặc biệt ở đây là do ông đã ở với Bác từ những ngày đầu tiên tại Pác Bó Tân Trào cho đến khi Bác mất. Cả đời ông Vũ Kỳ không giữ một chức vụ gì chỉ luôn bên cạnh làm thư kí cho Bác về chuyên môn. Còn trong Đảng thì ông chính là Bí thư cấp Ủy của Bác. Bác tuy là lãnh tụ Đảng nhưng Bác cũng sinh hoạt như mọi Đảng viên khác. “ Chi bộ mà Bác sinh hoạt thì ông Vũ Kỳ chính là Bí thư, còn Bác chỉ là Đảng viên bình thường”.

Mỗi lần Bác gọi đồng chí Vũ Kỳ đi làm việc, Bác gọi với tư cách người giúp việc cho Bác, chứ không gọi với tư cách Bí thư cấp Ủy. Ta học được Bác cả từ ý thức dân chủ bình đẳng như thế đấy.

Quay trở lại bản di chúc của Bác, thì người được Bác tin cậy giữ di chúc là ông Vũ Kỳ. Đây là bản bác tự tay đánh máy lấy lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất. Các lần sau Bác viết tay vì các thầy thuốc chăm sóc Bác không cho đánh máy nữa bởi Bác đau tim rất nặng ( và Bác cũng mất trong một cơn đau tim dữ dội ).

Bác dặn đồng chí Vũ Kỳ một câu “ Chú nhớ giữ bí mật cho Bác, đừng nói lộ ra ngoài để dân lo. Chỉ khi nào Bác đi rồi chú hãy báo với TW cho Bác, là Bác có bức thư để lại đó”. Bác khiêm tốn gọi đấy là bức thư, là mấy lời để lại cho đồng bào, đồng chí. Nhưng trong trái tim của mọi người coi đây là một tác phẩm vĩ đại, một bản tổng kết sự nghiệp cách mạng thiêng liêng mà gói trọn trong một nghìn từ. Cho nên phải có người đứng đầu TW đến ký một chữ ký xác nhận cho Bác.

Bác là người cẩn thận như thế đấy.

Kể thêm 2 chi tiết nữa rất quan trọng về đời thường của Bác :

  1. Bắt đầu viết di chúc là bắt đầu bỏ thuốc lá. ( Bác không hút nữa, theo lời khuyên của thầy thuốc và của TW cho đến khi Bác mất là được 4 năm từ 1965-1969). Đây là câu chuyện về thuốc lá đầy cảm động của bác.
  2. Bắt đầu viết di chúc thì chúng ta phát hiện thấy Bác mắc bệnh hiểm nghèo. Đó là bệnh chảy máu tận bên trong đáy mắt ( tạm gọi là Xuất huyết dịch kính). Bệnh này thường xảy ra ở các vĩ nhân do lo nghĩ những việc lớn gây ra căng thẳng tổn thương vào thần kinh thị giác. Các thầy thuốc báo với TW là “ đáy mắt của Bác đã có dấu hiệu chảy máu rồi”. Do đó quý vị các bạn để ý đến bản di chúc viết tay của Bác những dòng chữ không được thẳng hàng đâu. Tay bác đã run lắm rồi ( nhất là những đoạn Bác chữa bằng mực đỏ những năm cuối).

bản di chúc của bác hồ bằng tranh đá quý
Nội dung bản di chúc của Bác

Trong đó có ý nổi bật “ tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để trưởng thành và vững mạnh”. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau được viết bằng mực đỏ, và khi in ra thì những dòng chữ này cứ nhòe đi như thấm nước mắt của Bác vậy. Để chúng ta hiểu hết những năm tháng cuối đời của Bác lo âu dằn vặt thế nào về vận Nước vận Đảng. Và cho đến bây giờ bản di chúc của Bác từng dòng từng chữ một trở nên rất linh thiêng. Được xếp vào hàng Quốc Bảo ( bảo vật của quốc gia).

Bác sử dụng tên Hồ Chí Minh từ năm 1942  cho đến tận khi mất 1969. Nhưng đến giờ qua những nghiên cứu ta mới rõ thêm là chữ Hồ Chí Minh tiếng Việt lại trùng với nghĩa là Bồ Tát ( lời giải thích chính thức của Nhật Bản từ cố đô Kyoto). Ở đó có một ngôi chùa cổ nổi tiếng tên là Thanh Thủy Tự. Trụ trì ngôi chùa này là một vị đại sư nổi tiếng tên là Onishi. Người này yêu thương Bác vô cùng, tới khi Bác mất cụ đã làm cả bài thơ khóc Bác. ( điển hình là khi Bác mất cụ đã mang bài thơ này lặn lội từ Nhật Bản sang Pháp để tìm đoàn đại biểu Việt Nam tại Paris đang đàm phán ngoại giao tại đó để trao cho chúng ta bài thơ về Bác). Tình cảm của người nước ngoài dành cho Bác cũng thành kính như vậy đó.

Trước khi viết di chúc, Bác có một chuyến đi về Chí Linh, Côn Sơn ở Hải Dương. Bác đọc rất chăm chú những tấm bia chữ hán về công lao sự nghiệp của Nguyễn Trãi. Một danh nhân vĩ đại thế kỷ thứ XV. Bác học từ đó bài học An dân, Trị quốc sao cho quốc thái dân an. Cho nên Bác mang rất nhiều hình ảnh của Nguyễn Trãi.

Bác Hồ qua lời kể trong thơ của đại thi hào Nguyễn Du

Còn Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc để lại trong tâm hồn tình cảm của Bác những điều đẹp đẽ. Ví dụ điển hình nhất là cuộc đời Bác bao nhiêu lần ngâm Kiều ngay cả trên giường bệnh bản di chúc này cũng được viết bằng âm hưởng của truyện Kiều.

Còn non còn nước còn người

Thắng giặc mỹ ta xây dựng hơn mười ngày nay.

Hay là ngay cả khi Bác gặp anh trai mình là cụ Cả Khiêm ra thăm mình ở Hà Nội. Lúc đó anh trai hỏi Bác về chuyện riêng tư “ Thế còn chuyện riêng của Chú tính đến đâu rồi ?” thì Bác đặt tay lên vai anh trai mình và ngâm cho anh một câu Kiều : “ Đã tu, tu chót qua kỳ thì thôi”. Những đỉnh cao văn hóa đó đã thấm đẫm trong Bác.

Tranh đá quý Bác Hồ và Bác Giáp năm 1962

tranh đá bác hồ và bác giáp năm 1962
Tranh đá quý Bác Hồ và Bác Giáp năm 1962 trong ngày kỷ niệm thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến nhà sàn của Bác tại Khuổi Tát trên đỉnh núi Hồng chào Bác trước ngày lên đường ra trận. Bác dặn: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận, Tướng quân tại ngoại. Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng phải đánh thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.

Mấy ngày sau Bác Hồ đi công tác, trước khí thế toàn quân vào trận Điện Biên Phủ náo nức khắp nơi, Người qua Bộ Tổng tư lệnh thăm Đại tướng thì Đại tướng đã lên đường ra trận ngày 5-1-1954. Đúng vào ngày mồng 1 tháng Chạp năm Giáp Ngọ, Bác cảm tác làm bài thơ vào thời điểm lịch sử ấy. Bài thơ không có đầu đề, được ghi trong cuốn sổ tay riêng của Người. Sau đó Bác trao cho đồng chí Vũ Kỳ đọc. Đồng chí Kỳ thấy rất hay và phiên âm ra tiếng Việt. Bài thơ có 4 câu như sau:

Bách lý tầm quân vị ngộ quân

Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân

Quy lai ngẫu quá sơn mai thụ

Mỗi đóa hoàng hoa nhất điểm xuân.

Bài thơ nguyên văn chữ Hán, sau khi phiên âm được dịch ra tiếng Việt:

Trăm dặm tìm nhau mà chẳng gặp

Mây phủ đầu non gió ngựa quần

Trở về bỗng gặp mai bên núi

Mỗi đóa hoa vàng một nét xuân.

Và đây là một bản dịch khác:

Dặm ngàn không gặp Tướng quân

Xa trông dáng ngựa bay gần đỉnh mây

Ra về gặp dáng lão mai

Mỗi bông một vẻ, sương cài nét xuân

Chỉ với 4 câu thơ, ta thấy được tấm lòng của Bác đối với Đại tướng và tấm lòng của một thi nhân trước vẻ hùng tráng tươi đẹp của non sông đất nước. Những vần thơ của Bác cũng chính là những lời tiên tri đại thắng Điện Biên Phủ. Mỗi chiến thắng như một đóa hoa xuân. Và không thể nào nói hết được vẻ đẹp kỳ diệu của chiến thắng ấy.

Còn ở nước ta, người mà viết nhiều sách về Bác, người đã vẽ nên chân dung, phong cách của Bác bằng ngôn ngữ thì không có ai có thể vượt qua được Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Chính là Chú Tô mà Bác vẫn thường gọi trìu mến lúc sinh thời.

Hồ Chí Minh cao mà không xa ( cao lớn về tư tưởng, mà không xa cách với một ai ).

Mới mà không lạ ( tư tưởng mới mẻ mà không lạ lẫm ).

To lớn mà không làm ra vĩ đại. ( to lớn ở đây là tầm vóc của vĩ nhân, những con người khổng lồ về thời đại theo cách của Friedrich Engels, vì Bác rất bình dị và khiêm nhường, Bác rất ghét và xa lạ với đầu óc lãnh tụ).

Chói sáng mà không làm ra choáng ngợp.

Mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu.

Đấy là chân dung, nhân cách Hồ Chí Minh. Còn trước đây chúng ta cứ thần thánh hóa Bác là sai đấy. Bác hoàn toàn là một con người rất bình dị, khiêm nhường. Nên giờ đây ta đang sửa lại những điều đó, chi tiết về hình ảnh của Bác. Học tập và làm theo toàn diện con người Bác.

Và cũng không ai tả được ngôi nhà sàn của Bác xúc động như thủ tướng Phạm Văn Đồng :

Người sống trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị ngát hương thơm cây cỏ, hoa vườn. Nhưng tâm hồn thì lộng gió bốn phương của thời đại.

Sau này trong di chúc có đoạn: “ Bác muốn hỏa táng Bác đi, tro cốt trôn ở 3 miền Bắc – Trung – Nam. Tìm chân núi mà chôn cho đỡ tốn đất ruộng.” Mỗi người khi lên thăm Bác thì trồng lấy 1 cây, lâu ngày cây sẽ thành rừng, vừa xanh mát, vừa tốt cho nông nghiệp.

Ngay cả thân thể của mình Bác còn nghĩ cho nhân dân.

Video Bác trả lời phỏng vấn của 2 nhà báo quốc tế Pháp và Cuba

Chúng ta vẫn thường nhớ qua 2 video kỷ niệm 2 lần các nhà báo quốc tế phỏng vấn Bác ở những thời điểm khác nhau. Nhưng nội dung câu hỏi rất giống nhau và nội dung trả lời của Bác cũng nhất quán như nhau.

Sau thắng lợi cách mạng tháng 8, một nhà báo cộng sản Pháp đặt cho Bác một câu hỏi : Thưa Chủ tịch, trong cuộc đời của ngài thì đâu là điều quan trọng nhất ?”

Bác từ Chủ tịch lâm thời cho đến Chủ tịch chính thức sau khi có hiến pháp năm 1946.

Bác trả lời : “ Độc lập cho tổ quốc tôi – Tự do cho dân tộc tôi – Hạnh phúc cho đồng bào tôi. Đó là tất cả những gì tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu.

Cách trả lời của Bác rất hiện đại và mang đậm tư duy của Châu Âu. ( vì Bác ở Châu Âu 30 năm). Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc là xuyên suốt cả logic tư tưởng.

Cũng với những ý đó, vào những năm cuối đời Bác khi đó, Bác tiếp một nhà báo nữ Cuba, vị nhà báo đó hỏi Bác một câu rất cảm động thế này : “ Thưa Bác, trong đời Bác thì đâu là điều thiêng liêng nhất ?”

Bác đặt tay lên ngực trái nơi có trái tim và nói một câu thôi : “ Cả đời tôi, tôi tự nguyện dâng hiến cho nhân dân tôi, cho dân tộc tôi, và cho cả thế giới nhân loại”.

Bác đã từng nói mỗi người có một nỗi khổ riêng, mỗi gia đình có một nỗi đau riêng, cộng tất cả nỗi đau đó lại là nỗi đau của bản thân tôi.

Bác còn nói tình thương yêu của tôi đối với đồng bào, đồng chí đối với nhân dân trong nước và nhân dân các dân tộc trên thế giới sẽ mãi mãi không bao giờ thay đổi.

Lúc di rời Bộ chính trị lên khu Đá Chông, Bác đã nói không thể bỏ dân mà đi được cũng là vì thế đấy.

Từ những câu chuyện như vậy tôi sẽ kể lại qua những nguồn tài liệu về câu chuyện của Bác rất đỗi đời thường như này.

Chúng ta có bao giờ tự hỏi, Bác mang rất nhiều tên như vậy ( 175 bí danh hoạt động cách mạng ) mà không có gia đình riêng, cũng không có vợ có con. Theo đúng nghĩa của nó như chúng ta.

Vậy tại sao trong 175 cái tên bí danh đó, lại xuất hiện rất nhiều tên của phụ nữ, toàn là những tên đẹp và quý phái như : Thanh Lan, Thu Loan, Phong Lan, Diệu Hương, Tuyết Trinh, Hồng Liên, Thu Giang...

Chưa kể những cái tên chỉ có một ký tự như : B ( Bác ), CB ( của Bác ), TE ( trần lực hay là thắng lợi )...

Một năm trước khi mất mà Bác vẫn còn thích dùng bí danh, bút danh trong bức thư gửi từ Trung Quốc nơi Bác chữa bệnh về Việt Nam cho Tổng bí thư Lê Duẩn lấy tên Hồng Nam.

Trong thư Bác thiết tha đề nghị  TW bố trí cho Bác đi thăm đồng bào miền Nam.

Thư gửi cho thủ tướng Chu Ân Lai cũng dùng bí danh.

Đôi khi Bác còn sử dụng cả khẩu hiệu : Chiến sĩ, chiến đấu, chiến thắng, du kích...

Đôi khi lại dùng cái tên : Thầu Chín ( ở Thái Lan là tên Bác). Ở Trung Quốc là đồng chí Vương. Ở Liên Xô tức Nga bây giờ, nơi Bác viết luận án tiến sỹ, Bác lấy bí danh là Lin (Dùng tại 5 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1935 đến tháng 9 năm 1939 ).

Giải thích những bí danh của Bác lấy tên phụ nữ

Thủ tướng Phạm Văn Đồng là người trực tiếp hằng ngày làm việc với Bác. Cho đến khi Bác ốm là người trực tiếp có những phút giây bên giường bệnh cùng Bác đã kể cho chúng ta nghe những câu chuyện rất cảm động thế này. Ông giải thích một cách rất có lý như sau :

Bác là một nhà tư tưởng nhưng còn là một nhà văn hóa mà tâm hồn của Bác vô cùng phong phú. Khát vọng sống của Bác rất mãnh liệt. Bác yêu một nhành hoa, một ngọn cỏ, yêu thiếu nhi, yêu thiên nhiên, yêu cả súc vật, động vật. Nếu Bác nâng niu một cái tên đẹp của người phụ nữ cũng là điều dễ hiểu thôi.

Còn một cách giải thích thuyết phục hơn nữa về mặt chính trị của Thủ tướng là : “ Muốn biết Bác dùng tên của phụ nữ làm tên mình vào lúc nào, ở đâu, vì việc gì thì hãy mở các tác phẩm của Bác ra đọc, ta sẽ tìm được câu trả lời”. Hóa ra mỗi khi dùng tên phụ nữ làm bút danh là khi đó Bác đang hoạt động ở nước ngoài, trong vòng vây của kẻ thù. Bác lại viết những tác phẩm lên án đế quốc thực dân xúc phạm phụ nữ, làm nhục nhân phẩm phụ nữ. Những tác phẩm này có lẽ dành cả cuộc đời để đọc cũng không hiểu hết về những ý nghĩa sâu sắc của Bác.

Bác đến dự đại hội quốc tế Cộng sản ở Mát-xcơ-va (Moskva) năm đó Bác ngoài 30 tuổi. Mà Bác đi với tư cách là Đại biểu của Đảng cộng sản Pháp. Khi đến dự Bác phải khai lý lịch bằng tiếng Nga. ( Bác là thiên tài ngoại ngữ, nói tiếng Nga như Tiếng Việt. Bác còn dịch cả lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô sang tiếng Việt ).

Diễn sử ca của Bác viết tại núi rừng Việt Bắc ở Pác Bó, Cao Bằng, khi đứng trước một phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trước các đồng chí và quần chúng nhân dân cùng chung ý chí, trong lòng bậc vĩ nhân lại chan chứa một tâm hồn thi sĩ, người vô cùng dạt dào xúc cảm và đã làm nên một bài thơ tuyệt tác với tiêu đề:

Bài Thơ Pác Bó hùng vĩ được viết trong thời gian Bác ở Pác Bó

Non xa xa, nước xa xa

Nào phải thênh thang mới gọi là,

Đây suối Lê nin, kia núi  Mác

Hai tay xây dựng một sơn hà.
Những diễn sử ca của Bác Hồ viết tại Pác Bó
tranh Bác Hồ ở Pác Bó được chế tác trên chất liệu đá quý thiên nhiên

Đây là một bài thơ Bác đã làm theo thể loại tuyệt cú mang tính niêm luật của thơ Đường, với tiêu thức đối cảnh sinh tình của một tâm hồn thi sĩ - chiến sĩ cách mạng.

Ở đây Bác đã dự báo tháng 8, mùa thu năm 1945 cách mạng nhất định giành thắng lợi.

Thực tiễn xảy ra đúng như những gì Bác đã dự báo. Thế giới đã đánh giá Bác có trí tuệ của Mác Lê Nin. Đặc biệt các học giả nước ngoài đã đặt Bác bên cạnh Tôn Trung Sơn ( tên thật là Tôn Dật Tiên) mà Bác gọi với cái tên Tôn Tiên Sinh. Là lãnh tụ của Trung Hoa dân quốc đầu thế kỉ XX.
Trên đây là những câu chuyện chưa từng được kể trước đây, vô cùng xúc động và ý nghĩa về Bác Hồ kính yêu của cả dân tộc Việt Nam đáng tự hào qua lời kể của Giáo Sư Hoàng Chí Bảo. Tôi rất vinh hạnh được sinh ra trên quê hương Việt Nam, tự hào nhất là được viết lại chi tiết những mẩu chuyện ngắn mang tính lịch sử rất ý nghĩa về Bác.
Các bạn cùng thưởng thức những bức tranh bằng đá quý tuyệt vời nhất về Bác của chúng tôi tại đây :https://longchaubaongoc.com/tranh-da-quy-chan-dung-bac-ho-bac-giap/9-buc-tranh-da-quy-chan-dung-bac-ho-dep-nhat-moi-thoi-dai.html
Long Châu Bảo Ngọc kính bút./.

Sản phẩm cùng loại
© Copyright 2018  LONGCHAUBAONGOC  ĐÃ ĐĂNG KÝ BỘ CÔNG THƯƠNG; Bộ Khoa học Công nghệ, được bảo hộ quyền tác giả bởi đạo luật DMCA Hoa Kỳ; Không sao chép nội dung bản quyền của Long Châu Bảo Ngọc dưới mọi hình thức.
Mạng xã hội