Trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã từng viết:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Không phải ngẫu nhiên mà Tâm được đặt cao hơn Tài.
Tâm là chỉ cái tâm xuất phát từ trái tim con người, cái tâm ấy đi đúng hương khiến con người ta hướng về cái trân, thiện, mỹ. Cái tâm trong mỗi người là sự cảm thông cùng đồng cảm với những người xung quang trong hoàn cảnh khó khăn, là sự bao dung, tha thứ, có tấm lòng rộng rãi, thiện lương. Một chữ Tâm ấy khiến con người với con người gần lại với nhau hơn, vì chữ tâm khiến con người ta trở nên rộng lượng, trở nên biết xót thương đồng cảm cùng hy sinh cho nhau. Chữ tâm ấy theo ta cả một đời, cái tâm sáng cuộc đời ắt sẽ sáng lạn.
Bức tranh đá quý chữ tâm thư pháp được treo tại phòng khách
Chữ tâm hình dáng của rồng được chế tác từ những viên đá quý ruby đỏ tinh khiết
Tổng hợp có 12 loại đá được làm trong bức tranh thư pháp chữ tâm Giáng Long này.
Nương theo giáo pháp Phật Đà
Chữ Tâm phật dạy giúp ta độ đời
Đến bờ giác ngộ thảnh thơi
Xa rời phiền não cuộc đời an vui.
Thư pháp chữ Tâm mang ý nghĩa không chỉ về lòng tin hay niềm thành kính với cái đẹp, cái thiện, mà nó còn mang giá trị thẩm mỹ bởi nét vẽ uyển chuyển, mềm mại cùng sự tinh tế. Một chữ tâm bình dị, giản đơn ấy bằng thư pháp lại chứa đựng thêm cả một nền nghệ thuật rất riêng, rất đặc trưng của Á đông.
Thư pháp là một môn nghệ thuật rất tinh tế lại thanh cao cùng tao nhã. Để viết được một chữ Tâm thư pháp chúng ta cần một bộ Văn phòng tứ bảo: giấy Tuyên thành, mực tàu, bút lông và nghiên mực.
Bộ văn phòng tứ bảo này mỗi cái có một đặc trưng riêng, giấy Tuyên thành không nhăn lại chống côn trùng mối mọt, đặc biệt có thể lưu giữ rất lâu. Mực tàu đặc biệt ở chỗ khi khô sẽ không bị nhòe hay phai bởi nước. Bút lông dùng để viết thư pháp thường nên chọn đầu bút là loại lông mềm, khi viết chữ sẽ dễ sử dụng hơn, cũng không nên chọn bút quá to hoặc quá nhỏ. Nghiên mài mực thường là bằng sắt, đồng hay sứ, có một số người yêu thích sưu tầm Văn phòng tứ bảo sở hữu nghiên mực được làm từ bạch ngọc, vừa có giá trị thẩm mỹ lại có giá trị kinh tế cao.
Cách viết thư pháp chữ Tâm cũng như các cách viết thư pháp khác, đầu tiên là mài mực tàu trong nghiên mực, sử dụng bút lông khi đã quệt qua mực tàu viết lên giấy Tuyên thành, nét chữ cần nhẹ nhàng, uyển chuyển, tay cầm bút hữu lực, thư pháp khó ở chỗ cân bằng tâm tính chính mình khi viết chứ không phải bắt chước bất cứ ai.
Thư pháp chữ Tâm được viết trên nhiều chất liệu, tranh chữ viết tay, tranh thêu, tranh gạo, tranh đá quý,.....
Chữ này viết tay rất đơn giản, mỗi người yêu thư pháp hay đam mê nó đều có thể viết được dễ dàng. Chữ Tâm viết trên giấy Tuyên thành vừa giản dị lại thanh cao, đặt vào khung gỗ vừa đủ trei trong nhà vô cùng hợp lý, tựa như lúc nào cũng nhắc nhở chính mình hãy giữ vững cái Tâm trong đối nhân xử thế.
Tranh thư pháp chữ Tâm bằng gạo rất đặc biệt. Một bức tranh đá quý đẹp hoàn hảo phải đạt được những điều kiện về hình khối, sắc độ, bố cục, tỉ lệ và quan trọng hơn là độ tinh khiết của đá, các họa tiết được sắp xếp tỉ mỉ, độ chính xác cao. Tranh đá chữ Tâm thư pháp cũng vậy, đẹp tinh tế lại không kém phần cao sang, thư pháp nét đặc trưng của nèn văn hóa Á đông kết hợp hạt đá quý thô do chính những người Việt Nam ta chế tác ra, tạo nên bức tranh thân thuộc bình dị nhưng không hề bị lu mờ đi sự thanh cao, tao nhã vốn có.
Tiếp đó, cũng khá phổ biến là tranh gỗ thư pháp, chữ Tâm thư pháp làm từ gỗ cũng tương tự các chữ thư pháp khác đều được điêu khắc bởi một khối gỗ đặc. Qua bàn tay khéo léo của người nghệ nhân điêu khắc, từ một khối gỗ vô tri thành một chữ Tâm vừa có hồn vừa chứa thần, có hồn nhờ sự khéo léo, tỉ mỉ chứa cái thần của người nghệ nhân. Chữ Tâm thư pháp bằng gỗ thích hợp làm quà trong các dịp đặc biệt, vừa có giá trị thẩm mỹ lại chứa đựng lời chúc:
Chữ Tâm độc tự thế mà hay
Thành bại nên hư bởi chữ này
Tuổi trẻ gắng rèn, già cố giữ
Cuộc đời gói trọn cả vào đây.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Nguyễn du đề cao chữ tâm lên trên chữ tài, tài ở đây không phải tài hoa, tài năng mà là tiền tài. Có chữ Tâm chúng ta mới có thể thấu hiểu, đồng cảm; có thể bao dung, tha thứ, cũng có thể hy sinh vì tấm lòng ta rộng lượng. Phật gia có câu: ‘Nhân chi sơ, tính bổn thiện’ con người tư khi mới sinh ra vẫn luôn có cái tâm, cái tấm lòng lương thiện, đó là khi con người ta đơn thuần nhất, có cái tâm trong sáng nhất. Và thật mong sao, trên con đường trưởng thành đầy chông gai, trắc trở, cùng bao khó khăn, cám dỗ mỗi người hãy giữ vững lòng tin, giữ vững cái tâm trong sáng, đơn thuần nhất của chính mình, vì chỉ khi giữ vững Tâm thì hết thảy đều thuận lợi, chỉ cần Tâm sáng rõ dù đem đông lạnh giá hay ngõ cụt tối tăm chúng ta đều sẽ tìm được lối ra, lối đi đến một tương lai tươi đẹp.
Còn rất nhiều mẫu chữ thư pháp đẹp mời quý vị các bạn cùng tham khảo thêm tại :https://longchaubaongoc.com/tranh-da-quy-qua-tang-thay-co/13-mau-tranh-da-quy-chu-phuc-thu-phap-dep-lang-dong-day-y-nghia.html